Cách âm máy phát điện và cách khắc phục

Hiện nay ở hầu hết các tòa nhà cao ốc, bênh viện hay nhà máy sản xuất lớn đều có máy phát điện công nghiệp hoạt động ở tần suất lớn. Điển hình như máy phát điện. Khi máy chạy thường phát ra những tiếng ồn rất lớn ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất. Vì vậy thi công cách âm máy phát điện là việc Doanh nghiệp không thể bỏ qua.

Máy phát điện chạy bằng động cơ đốt trong phòng kín sẽ phát ra tiếng ồn và rung động lớn. Cho dù các tổ máy phát điện này được sản xuất với công nghệ hiện đại nhất thì khi vận hành liên tục hay dự phòng đều phát ra tiếng ồn. Nếu bạn không cách âm máy phát điện thì tiếng ồn có thể lớn đến mức bạn không thể nói chuyện với người đứng đối diện mình. Hoặc đơn giản là độ rung của máy phát điện mạnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của phòng bên cạnh.Do đó phải tiết giảm tiếng ồn và độ rung khi vận hành máy phát điện. Cách duy nhất bạn có thể làm là thi công cách âm máy phát điện. Điều đó giúp cho âm thanh tiêu tán bớt qua các lớp cách âm và giảm độ rung đáng kể. Trước khi thi công cách âm máy phát điện bạn phải xác định được tiếng ồn của máy phát điện phát ra nhiều nhất ở vị trí nào.

Nguồn gây tiếng ồn của máy phát điện

  • Tiếng ồn của động cơ. Chủ yếu là do các lực cơ và cháy, điển hình trong dải từ 100 dB(A) đến 121 dB(A), đo ở cách 1 m, tuỳ thuộc kích cỡ động cơ.
  • Tiếng ồn của quạt làm mát. Do không khí chuyển động với tốc độ cao qua động cơ và bộ tản nhiệt. Dải tiếng ồn từ 100 dB(A) đến 105 dB(A) ở cách 1 m.
  • Tiếng ồn của máy phát điện xoay chiều. Do không khí làm mát và ma sát chổi than gây ra. Dải tiếng ồn xấp xỉ từ 80 dB(A) đến 90 dB(A) ở cách 1 m.
  • Tiếng ồn do hiện tượng cảm ứng. Do thăng giáng dòng điện trong cuộn dây máy phát điện xoay chiều dẫn đến tiếng ồn cơ khí trong dải từ 80 dB(A) đến 90 dB(A) ở cách 1 m.
  • Xả khí từ động cơ. Nếu không có bộ giảm thanh khí xả từ động cơ, tiếng ồn trong dải từ 120 dB(A) đến 130 dB(A) hoặc cao hơn, nhưng thường được giảm thấp xuống mức tối thiểu là 15 dB(A) khi có lắp bộ giảm thanh tiêu chuẩn.
  • Tiếng ồn do kết cấu cơ khí. Do rung động cơ khí của các chi tiết và bộ phận kết cấu khác nhau, bức xạ dưới dạng âm thanh.

Cách âm cho máy phát điện

Khi muốn sử dụng MÁY PHÁT ĐIỆN, độ ồn là vấn đề khiến nhiều khách hàng cảm thấy rất bất tiện, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc. Nhưng càng về sau này, sự cải tiến càng tăng lên, chúng ta đã có những biện pháp để giảm thiểu độ ồn đến múc hạn định cho phép theo tiêu chuẩn của Việt Nam.

VỎ CÁCH ÂM

Cấu tạo chung:

  • Sử dụng thép tấm dày 2mm, sơn tĩnh điện, bọc bên ngoài máy phát điện.
  • Vật liệu cách âm: bông thủy tinh hoặc mouse chống cháy, vải tiêu âm và cao su lưu hóa chất lượng cao
  • Trang bị các cửa lấy gió mát vào máy và các cửa thoát khí nóng ra ngoài hợp lý để đảm bảo máy không bị nóng khi hoạt động dài hạn.
  • Các cửa đều có khóa (bằng 01 chìa khóa).
  • Trang bị 01 cửa sổ bằng kiếng dễ dàng quan sát bảng điều khiển từ phía ngoài, khi mở cửa nơi đặt bảng điều khiển, độ ồn không tăng.
  • Có trang bị 1 móc cẩu (khoen tròn) trên nắp vỏ giúp cho việc vận chuyển máy được dễ dàng.
  • Có trang bị 1 nút dừng khẩn cấp được thiết kế lắp phía ngoài vỏ cách âm.
  • Hệ thống ống pô giảm thanh được đặt bên trong vỏ cách âm.

Ưu điểm:

  • Diện tích nhỏ, cấu tạo đơn giản sẽ tạo nên chi phí thấp. Một vài hãng máy phát điện đã bao gồm luôn vỏ cách âm khi mua máy phát điện. Nổi bật và chất lượng nhất là MÁY PHÁT ĐIỆN CUMMINS và MÁY PHÁT ĐIỆN WEICHAI.

Nhược điểm:

  • Vì vỏ cách âm ốp sát vào thiết bị máy phát điện nên sẽ gây khó khăn cho nhân viên kỹ thuật. Nếu có phát sinh bảo trì hay SỬA CHỮA MÁY PHÁT ĐIỆN, rất bất tiện và tốn thời gian.
  • Không gian giữa vỏ cách âm và máy phát điện nhỏ sẽ rất khó tản nhiệt ra ngoài.

PHÒNG CÁCH ÂM

Cấu tạo chung:

  • Đầu tiên xây các vách tường bằng các vật liệu gạch, đá, xi măng,… kiên cố để có thể chịu đựng được mọi thời tiết.
  • Lớp giữa là một hệ khung nhôm, kết hợp các loại vật liệu mút đen tiêu âm chống rung, tấm tiêu âm XPS. Bông khoáng cách âm hoặc dùng 2 lớp bông thuỷ tinh cho ép chặt vào nhau.
  • Cuối cùng là ốp thêm một khung vách bằng tấm thạch cao vào khung.
  • Đối với cửa sổ, cửa ra vào. Thường dùng kính 2 lớp (ở giữa có một lớp chân không để cách âm).

Ưu điểm:

  • Phòng cách âm sẽ rộng rãi, thuận tiện cho việc sửa chữa, bảo trì nhanh chóng.
  • Không gian thoáng mát tạo điều kiện máy phát điện tản nhiệt tốt.

Nhược điểm:

  • Diện tích lớn, sử dụng vật liệu nhiều, chi phí cao, chi phí nhân công lớn.

Một cách khác là dùng các loại vật liệu tiêu âm ghép sát với nhau tạo thành nhiều lớp. Âm thanh sẽ bị triệt tiêu dần qua từng lớp mang lại hiệu quả cách âm cao. Khả năng tiêu âm từ 90-95%. 

Xem thêm: Nikola Tesla – Người phát minh dòng điện xoay chiều

Xem thêm: Top 5 máy phát điện dự phòng
Xem thêm: Phân biệt kva và kw
Xem thêm: Tiêu chuẩn phòng máy phát điện
Xem thêm: Dịch vụ bảo trì máy phát điện TP.HCM